Nuôi dạy con là cả một quá trình dài với vô vàn khó khăn dành cho cha mẹ. Song song với mỗi giai đoạn phát triển, trẻ sẽ cần được trang bị những kỹ năng sống khác nhau. Và kỹ năng xử lý tình huống là kỹ năng quan trọng để giúp trẻ trở nên độc lập sau này. Đồng thời, giúp trẻ xây dựng lòng tự tin và sống có trách nhiệm hơn. Vậy làm thế nào để dạy con xử lý tình huống? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây do trantrungdung.com chia sẻ nhé.
Bí quyết dạy con xử lý tình huống thường gặp trong cuộc sống
Trẻ em thường rất thích thú với việc khám phá cuộc sống xung quanh. Tuy nhiên, nếu không được trang bị đầy đủ, trẻ có thể sẽ gặp những nguy hiểm khó lường. Chính vì vậy cha mẹ cần sớm dạy trẻ những kỹ năng xử lý những tình huống trong cuộc sống. Dưới đây là một vài cách dạy con xử lý tình huống thường gặp trong cuộc sống.
1.Khi trẻ bị ngã
Mỗi khi trẻ bị ngã, cha mẹ thường có xu hướng chạy đến đỡ trẻ và đổ lỗi cho những vật xung quanh. Tuy nhiên chính việc làm này lại ảnh hưởng xấu đến trẻ. Thay vì thế, cha mẹ hãy dựa vào tiếng va đập để đánh giá tình trạng của cú ngã. Sau đó quan sát trẻ. Nếu trẻ cứ ngồi đó ăn vạ, hãy khích lệ trẻ tự đứng lên. Và hãy giải thích cho trẻ biết mình là người chịu trách nhiệm cho cú ngã vừa rồi.
Tuy chỉ là một cú ngã thôi, nhưng khi bạn dạy con cách tự đứng dậy và nhìn nhận lỗi của mình. Sẽ giúp ích cho con rất nhiều. Điều này sẽ hình thành tinh thần trách nhiệm và sự mạnh mẽ trong con. Và sau này, khi gặp thất bại thì con cũng sẽ có đủ dũng khí để đứng dậy làm lại từ đầu.
2.Khi trẻ bị bắt nạt
Thông thường khi bị bạn bắt nạt, cha mẹ thường dỗ dành và an ủi con. Tuy nhiên, điều đó không sai nhưng chưa đủ. Nếu chỉ dạy trẻ như thế thì sau này con cũng chỉ biết cam chịu mà không có hành động gì để ngăn chặn bạn. Lâu dần sẽ khiến trẻ ngại tiếp xúc với bạn bè. Tuy nhiên, nếu dạy bé đánh trả thì lại khiến con có xu hướng trở nên bạo lực. Vậy cha mẹ cần dạy con xử lý tình huống này như thế nào?
Hãy dạy trẻ cách tự vệ bằng hành động và lời nói phòng bị trước với bạn khi thấy bạn có dấu hiệu. Vì một đứa trẻ biết cách tự vệ sẽ không sợ bị bắt nạt. Đồng thời cũng không có xu hướng bạo lực và tâm lý ăn thua đến cùng. Chỉ đơn giản học cách ứng xử cho phù hợp.
3.Khi trẻ xảy ra tranh chấp với bạn
Khi thấy con đang tranh chấp với bạn, thì cha mẹ có xu hướng chạy ra can ngăn và giải quyết giúp. Tuy nhiên, chính sự can thiệp của bố mẹ đôi khi lại gây ra sự ấm ức cho cả hai bên. Các phụ huynh đừng chạy đến và giải quyết hộ con ngay tắp lự khi con gặp vấn đề, trừ trường hợp bất đắc dĩ. Hãy quan sát và chờ đợi để xem con tự giải quyết vấn đề đó như thế nào.
Việc này tuy nhỏ nhưng lại có thể là cả một bước tiến dài trong sự phát triển về trí thông minh ở trẻ. Con càng lớn thì các vấn đề phải đối mặt sẽ càng nhiều và phức tạp hơn. Vậy nên, điều này sẽ giúp con trở nên nhanh nhạy hơn trong các tình huống phát sinh bất chợt. Và là tiền đề tốt để con có thế đương đầu với khó khăn và chấp nhận thử thách trong cuộc sống.
4. Khi trẻ bị lạc
Bạn nên tập từ từ cho trẻ ghi nhớ các thông tin về gia đình ngay từ khi còn nhỏ. Điều này sẽ thật sự cần thiết khi trẻ rơi vào những trường hợp không mong muốn. Nên nói trước với con hãy tìm những người như cảnh sát, bảo vệ để nhờ giúp đỡ khi cần thiết. Cha mẹ cũng có thể trang bị 1 chiếc còi để trẻ ra hiệu nếu chẳng may bị lạc trong đám đông. Bạn cũng có thể ghi tên bé, địa chỉ, số điện thoại và để trong cặp sách của trẻ. Đồng thời căn dặn trẻ nếu bị đi lạc thì hãy lấy ra để người khác giúp đỡ.
Các câu hỏi dạy con xử lý tình huống mà cha mẹ cần biết
Trước khi hướng dẫn trẻ làm việc gì, cha mẹ hãy gợi ý để trẻ tự đưa ra đáp án trước. Như thế, trẻ sẽ nhớ lâu hơn và cha mẹ cũng có thể xem góc nhìn của trẻ về vấn đề đó như thế nào. Từ đó, cha mẹ sẽ hướng dẫn hoặc hỗ trợ thêm cho trẻ. Dưới đây là một vài câu hỏi mà cha mẹ có thể gợi ý cho trẻ trong các tình huống thường gặp.
– Con sẽ làm gì khi có kẻ lạ muốn đột nhập lúc bố mẹ đi vắng?
– Con có nên tự ý nhận đồ của người lạ không?
– Khi có người lạ gặp khó khăn, con có giúp đỡ không?
– Con cần phải làm thế nào nếu thấy mình đang bị theo dõi?
– Con nên làm gì nếu một người lạ nắm chặt mình?
– Con cần làm gì khi nhà có nguy cơ xảy ra nguy hiểm ( hỏa hoạn, rò khí gas,…)?
Trên đây là các cách dạy con xử lý tình huống do trantrungdung.com chia sẻ. Hi vọng cha mẹ có thể biết cách trang bị sớm những kỹ năng này để giúp trẻ sống tự lập và an toàn hơn nhé.