Tâm lý trẻ em khi bố mẹ chia tay sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?

Tâm lý trẻ em khi bố mẹ chia tay sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?

Tùy thuộc vào độ tuổi và tâm lý, cảm xúc của trẻ mà khi bố mẹ ly hôn con sẽ có những phản ứng khác nhau. Vậy tâm lý trẻ em khi bố mẹ chia tay ở những độ tuổi có gì khác nhau? Và bố mẹ cần làm gì để tốt cho con nhất? Trantrungdung.com mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây ngay để có cho mình những thông tin đúng đắn và hữu ích bạn nhé.

Tâm lý trẻ em khi bố mẹ chia tay có chuyển biến như thế nào?

Bố mẹ chia tay, không còn chung sống với trẻ là một chuyển biến có tác động vô cùng lớn đến con dù là ở độ tuổi nào. Chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi một số xáo trộn trong đời sống lẫn cảm xúc của trẻ.

Tâm lý trẻ em khi bố mẹ chia tay có chuyển biến như thế nào?

1. Trẻ từ 2 – 3 tuổi

Ở độ tuổi này con còn nhỏ và có thể chưa nhận biết rõ về việc bố mẹ chia tay. Do vậy sẽ có rất ít biểu hiện và sự thay đổi trong tâm lý con. Tuy nhiên trẻ vẫn hoàn toàn có thể nhận biết được sự thay đổi của những hoạt động diễn ra xung quanh mình và cảm xúc của bố mẹ. Vì vậy, hãy luôn chú ý và quan tâm đến tâm lý, hành động của con trẻ bạn nhé.

2. Trẻ từ 3 – 6 tuổi

Từ 3 đến 6 tuổi là khoảng thời gian trẻ bắt đầu tiếp xúc với môi trường giáo dục bậc mẫu giáo. Lúc này những nhận thức từ mọi việc xung quanh sẽ dần được hình thành. Chính vì vậy tâm lý trẻ em khi bố mẹ chia tay cần được quan tâm nhiều hơn. Bởi con có thể không thể hiểu và chấp nhận được việc này. Thậm chí là tự trách bản thân, nghi ngờ bố mẹ và cả những người xung quanh,..

Tâm lý trẻ em khi bố mẹ chia tay cần được quan tâm nhiều hơn

Đặc biệt, ở một số trẻ sẽ có nhiều hành động nhằm muốn bố mẹ chú ý đến mình hơn. Và hơn hết, con luôn rất mong muốn bố mẹ sẽ quay lại với nhau và cùng chung sống với trẻ như trước đây.

3. Trẻ 6 tuổi trở lên

Tâm lý trẻ em khi bố mẹ chia tay ở độ tuổi này sẽ cực kỳ khó khăn. Trẻ đã dần trưởng thành hơn và nhận thức được mọi việc nên có thể sẽ cảm thấy tổn thương, buồn bã và mất mát. Trẻ từ 9 – 12 tuổi thường biểu hiện sự tức giận hay thậm chí là phê phán hành động này của bố mẹ gay gắt. Một số trẻ khác có thể sẽ cảm thấy xấu hổ với bạn bè vì bố mẹ của mình không còn chung sống cùng nhau.

Nhưng bố mẹ cũng nên chú ý đến những trường hợp con tỏ vẻ bình thường và cố tình che đậy nỗi buồn của mình. Một số trẻ có thể cố tình che giấu và không muốn chấp nhận, vì sự việc có tác động quá lớn so với bản thân con.

Bố mẹ nên giúp con vượt qua như thế nào?

Hãy dành thật nhiều tình yêu thương đến con dù là bố mẹ không còn ở gần con. Hãy cố gắng giữ liên lạc, gọi điện nói chuyện, hỏi về những vấn đề ở trường lớp, bạn bè của trẻ… Dành cho trẻ nhiều lời động viên, các món quà đặc biệt là những cái ôm hôn nhiều hơn. Để tâm lý trẻ em khi bố mẹ chia tay không cảm thấy mình bị bỏ rơi và dần dần chấp nhận sự việc này.

Bố mẹ nên giúp con vượt qua như thế nào?

Khi con đã lớn hơn và dần nhận thức được sự việc, bố mẹ hãy giải thích, cùng con tâm sự nghiêm túc về vấn để này. Thể hiện cho con thấy rằng việc bố mẹ chia tay sẽ không ảnh hưởng đến tình yêu, sự kỳ vọng dành cho con. Để con có thể hiểu và thông cảm cho bạn nhiều hơn.

Bố mẹ khi quyết định chia tay không nên làm gì?

Đặc biệt bố mẹ nên nhớ rằng đừng tạo cho trẻ niềm tin rằng bố mẹ sẽ hàn gắn rồi không thực hiện được. Cũng đừng để những cuộc tranh cãi, to tiếng diễn ra trước mặt con. Bố mẹ hãy là những bậc phụ huynh văn minh chăm sóc, quan tâm đến con em của mình nhiều hơn trước. Để bù đắp những thiếu sót, lỗi lầm đã vô tình gây ra cho con.

Tâm lý trẻ em khi bố mẹ chia tay cần được đặc biệt quan tâm hơn rất nhiều so với những đứa trẻ khác. Vì vậy, trantrungdung.com mong rằng bài viết trên sẽ có thể giúp bố mẹ khi chia tay hiểu được mình nên và không nên làm điều gì để tốt cho con trẻ nhất.