Dạy trẻ biết sẻ chia quan trọng như thế nào?

Dạy trẻ biết sẻ chia quan trọng như thế nào

Một trong những kỹ năng cực kỳ quan trọng mà bé cần học ngay từ bé đó chính là sẻ chia. Bởi đức tính này sẽ luôn đồng hành cùng con trong suốt cuộc đời sau này. Vì vậy, việc dạy trẻ biết sẻ chia sẽ là một quá trình phức tạp đòi hỏi thời gian và sự kiên trì từ phụ huynh. Vậy để có thể khiến việc dạy trẻ trở nên dễ dàng hơn, hãy đọc bài viết dưới đây của trantrungdung.com ngay bạn nhé.

Bố mẹ nên dạy trẻ biết sẻ chia bằng phương pháp nào?

Dạy trẻ biết sẻ chia không đơn thuần là khiến con học được cách chia sẻ những món đồ chơi. Để học được kỹ năng này, phụ huynh cần dạy con biết cách yêu thương, chia sẻ và quan tâm đến người khác. Một số phương pháp mà phụ huynh có thể tham khảo như sau:

Dạy trẻ biết sẻ chia quan trọng như thế nào?

1. Giúp con trải nghiệm từ sớm

Ở độ tuổi càng nhỏ, con có thể sẽ dễ dàng hơn học được cách chia sẻ từ những người xung quanh. Đồ chơi sẽ là một trong những cơ hội đầu tiên có thể giúp con thực hành được kỹ năng này. Vì vậy để dạy trẻ biết chia sẻ cho người khác, cha mẹ cần cho xây dựng và rèn luyện thói quen này ngay từ khi còn nhỏ.

2. Dạy con cách sẻ chia từ những tình huống thực tiễn 

Trẻ con có thể học và tiếp thu rất nhanh từ các tình huống diễn ra trong cuộc sống ngày thường. Vì vậy, để định hình được kỹ năng chia sẻ, cha mẹ cần cho con thấy những hành động của chính phụ huynh trong việc sẻ chia như cách mà phụ huynh quan tâm, giúp đỡ những người xung quanh. Khi đó, chính phụ huynh sẽ là tấm gương sáng cho trẻ học tập và noi theo.

3. Dành lời khen khi con thực hiện tốt

Trẻ con luôn mong muốn mình được khen khi hoàn thành một việc gì đó. Vì vậy, thay vì cố gắng buộc con phải học được cách sẻ chia thì hãy quan sát và dành lời khen khi con cố gắng thực hiện hành động tốt. Chính điều đó sẽ là một động lực vô cùng to lớn khiến trẻ muốn lặp lại những hành động ấy nhiều hơn. Khi đó việc dạy trẻ biết sẻ chia của bố mẹ sẽ được dễ dàng hơn rất nhiều.

4. Hạn chế can thiệp và để con tự tìm cách giải quyết tình huống

Khi gặp một trường hợp những đứa trẻ giành đồ chơi với nhau.Hầu hết các bậc phụ huynh thường có tâm lý nôn nóng muốn giải quyết thay con trong mọi tình huống. Nhưng cha mẹ cần học cách bình tĩnh và hạn chế can thiệp vào những tình huống rắc rối mà con đang gặp phải.

Hạn chế can thiệp và để con tự tìm cách giải quyết tình huống

Vì điều này sẽ giúp con bạn không còn phụ thuộc vào cha mẹ và tự chủ động phân tích và tìm cách xử lý tình huống của chính mình gắp phải. Từ chính những trải nghiệm đó sẽ tạo cơ hội giúp con cải thiện được khả năng giải quyết vấn đề và học được cách nhường nhịn, san sẻ với  mọi người xung quanh.

5. Tạo cho trẻ thói quen làm việc nhà

Chia sẻ đôi khi cũng sẽ bắt nguồn từ những điều nhỏ nhặt nhất. Vì vậy, để dạy trẻ biết sẻ chia thì phụ huynh nên bắt đầu từ việc cho con thử làm các công việc nhà nhẹ nhàng. Khi trẻ học được cách san sẻ những việc như quét nhà, thu gom đồ chơi hay gấp quần áo sẽ khiến trẻ hiểu được công sức mà cha mẹ bỏ ra. Từ đó, con sẽ dần hình thành được kỹ năng chia sẻ cho mình.

6. Đừng buộc trẻ phải chia sẻ tất cả mọi thứ

Để làm được việc này, cha mẹ cần trao cho trẻ quyền có thể kiểm soát những thứ thực sự quan trọng và có ý nghĩa đối với con. Đồng thời, phụ huynh có thể lập ra các thỏa thuận về các món đồ chơi hay những thứ mà con có thể chia sẻ cho bạn bè hoặc hơn nữa là dành cho những người xa lạ.

7. Trở thành một người bạn gần gũi nhất của con

Gần gũi để có thể hiểu và chia sẻ là một trong những cách hữu dụng để dạy trẻ biết cách sẻ chia. Bởi khi trở thành một người bạn thân mật của trẻ, bạn sẽ hiểu được những tâm tư và phiền não của con. Từ đó có những biện pháp giáo dục giúp trẻ hình thành được xu hướng sẻ chia. 

Trở thành một người bạn gần gũi nhất của con

Tóm lại, điều quan trọng nhất trong việc dạy trẻ biết sẻ chia là giúp con cảm nhận và học được từ chính niềm vui của việc cho đi và cách chúng nhận lại. Mong rằng, qua bài viết của trantrungdung.com trên, phụ huynh sẽ có thêm kinh nghiệm giúp con trở thành một người biết chia sẻ và bao dung thật sự.