Kỹ năng kiềm chế cảm xúc cho trẻ quan trọng như thế nào?

Kỹ năng kiềm chế cảm xúc cho trẻ

Đối với mỗi đứa trẻ, việc học được cách kiềm chế cảm xúc là cực kỳ quan trọng. Bởi kỹ năng này sẽ giúp con rèn luyện được cách quản lý tốt cảm xúc của bản thân. Đây cũng chính là kỹ năng cần được phụ huynh chú ý đến trong quá trình nuôi dạy con em mình. Dưới đây sẽ là các phương pháp mà trantrungdung.com chia sẻ đến bạn nhằm giúp cha mẹ tham khảo và dạy kỹ năng kiềm chế cảm xúc cho trẻ một cách tốt nhất.

Một số cách dạy kỹ năng kiềm chế cảm xúc cho trẻ mà phụ huynh cần biết 

Kiềm chế cảm xúc là một kỹ năng rất khó học đối với mỗi đứa trẻ. Bởi cần tốn rất nhiều thời gian mới có thể giúp con hiểu và học được kỹ năng này. Hơn thế nữa, nó còn đòi hỏi sự nỗ lực của cả phụ huynh và trẻ. Vì vậy, để con dễ dàng học được kỹ năng kiềm chế cảm xúc cho trẻ, cha mẹ có thể tham khảo một số bí quyết như sau:

Kỹ năng kiềm chế cảm xúc cho trẻ quan trọng như thế nào?

1. Dạy con nói ra lí do con tức giận

Trước khi giúp con học được cách kiềm chế sự tức giận. Cha mẹ nên dạy con biết cách nói ra lý do từ sự tức giận của mình. Bởi khi nói ra được nguồn gốc của sự tức giận, trẻ sẽ được giải tỏa phần nào về mặt cảm xúc. Từ đó con sẽ hình thành thói quen chia sẻ cảm xúc với cha mẹ nhiều hơn. Đồng thời, khi được nghe chính con nói ra nỗi lòng của mình, điều này sẽ giúp phụ huynh dễ dàng nắm bắt được tâm lý của trẻ. 

2. Đặt ra chuẩn mực nhất định cho sự tức giận của trẻ

Xét về mặt tư duy và sự nhận thức của mỗi đứa trẻ thì vẫn còn khá nhiều mặt hạn chế. Bởi trẻ vẫn chưa thể nhận diện hoàn toàn được điều mà mình nên hay không nên làm. Vì vậy, việc đặt ra một vài quy tắc hay chuẩn mực cho việc nổi giận của bé sẽ là một cách hay hiệu quả để rèn luyện kỹ năng kiềm chế cảm xúc cho trẻ

Đừng quên rằng, với mỗi quy định đặt ra, phụ huynh nên lý giải tại sao lại có quy định này và vì sao con cần tôn trọng và thực hiện theo đúng điều đó. Như vậy sẽ khiến trẻ có thể hiểu và thực hiện một cách nghiêm túc hơn.

3. Học cách cảm thông với những cảm xúc trẻ

Mỗi đứa trẻ trở nên giận dữ đều sẽ có một lý do riêng.Trong trường hợp thấy con buồn bực hay không thể kiềm chế cảm xúc của mình, cha mẹ nên trở thành một người lắng nghe hơn là trở nên cáu gắt với trẻ. Phụ huynh cần nghiêm túc lắng nghe, quan tâm và khuyến khích con nói lên nỗi buồn của mình. Việc này sẽ giúp con loại bỏ được cảm xúc tiêu cực và học được kỹ năng kiềm chế cảm xúc cho trẻ

Học cách cảm thông với những cảm xúc trẻ

4. Trở thành một người kiểm soát cảm xúc giỏi

Những hành động, tính cách của cha mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành tính cách của con cái sau này. Vì vậy, khi phụ huynh muốn giáo dục kỹ năng kiềm chế cảm xúc cho trẻ thì trước hết điều cha mẹ cần làm là trở thành một người biết tự kiềm chế cảm xúc của chính mình trước mặt trẻ.

5. Dạy con cách điều chỉnh hành vi của trẻ khi trở nên tức giận

Khi trẻ trở nên tức giận, ngoài việc dạy con tuân theo các giới hạn nhất định mà con có thể làm khi trở nên cáu gắt.Thay vào đó, cha mẹ có thể áp dụng một số cách nhằm giúp con giải tỏa như: Hít thở sâu và đều hoặc tìm uống một ly nước mát. Bằng cách áp dụng một số cách kể trên sẽ giúp con linh hoạt, sáng suốt hơn trong việc xử lý tình huống khi trở nên nóng giận và góp phần tránh xung đột không đáng xảy ra.

6. Luôn khích lệ mỗi khi con kiểm soát được cảm xúc của mình

Trẻ con luôn tìm kiếm sự đồng tình và động viên từ chính cha mẹ và gia đình của mình. Vì vậy, cha mẹ nên là người đồng hành, khích lệ và ngợi khen con mỗi lúc con biểu hiện tốt bằng cách dành cho con một cái ôm hoặc một món quà nho nhỏ. Điều đó sẽ là một động lực vô cùng lớn giúp con cố gắng mỗi ngày.

Học cách cảm thông với những cảm xúc trẻ

Mỗi bài học mà phụ huynh dạy con sẽ là một hành trang vững chắc giúp con phát triển toàn diện trong tương lai. Vì vậy, mong rằng qua bài viết trên của trantrungdung.com sẽ giúp cho phụ huynh có thể áp dụng và thực hiện việc dạy kỹ năng kiềm chế cảm xúc của trẻ cho con em mình thật tốt bạn nhé.