Bước sang tuổi thứ 9, trẻ thường có những thay đổi về tâm lý lẫn sự phát triển thể chất rõ rệt. Đây chính là thời điểm đem đến nhiều trải nghiệm mới mẻ cho bé nhưng cũng là một thách thức lớn đối với mỗi phụ huynh khi có con trong lứa tuổi này. Vì vậy, để hiểu rõ hơn về những chuyển biến tâm lý trẻ 9 tuổi hãy đọc bài viết dưới đây của trantrungdung.com ngay bạn nhé.
Cột mốc phát triển quan trọng trong tâm lý trẻ 9 tuổi
Bước vào những năm đầu của độ tuổi vị thành niên, trẻ cần một khoảng thời gian để sẵn sàng cho quá trình hoàn thiện về cảm xúc và sự thay đổi về ngoại hình của mình. Các cột mốc phát triển của trẻ khi trẻ lên 9 tuổi gồm:
1. Sự phát triển về mặt cảm xúc
Khi trẻ bước sang độ tuổi này, các cảm xúc trong bé sẽ được hình thành rõ hơn. Bé có thể phân biệt được đúng sai một cách dễ dàng so với độ tuổi trước. Đồng thời, trẻ có thể dần dần định hình được suy nghĩ độc lập của mình trong việc đưa ra các quyết định đơn giản trong cuộc sống mà ít phụ thuộc vào quyết định của ba mẹ.
Tuy nhiên, đây chỉ là giai đoạn đầu trong độ tuổi vị thành niên, vậy nên việc hình thành tính cách và việc biểu đạt cảm xúc còn phụ thuộc rất nhiều từ sự giúp đỡ và định hướng từ cha mẹ.
2. Sự phát triển về thể chất khi trẻ lên 9 tuổi
Tương tự như sự phát triển về mặt cảm xúc của trẻ, tùy thuộc vào môi trường mà trẻ sẽ phát triển về thể chất khác nhau. Nhìn chung, trong độ tuổi này sẽ có sự chênh lệch về sự tăng trưởng giữa bé trai và bé gái. Cụ thể chiều cao và cân nặng của hai giới tính hiện nay như sau:
Về chiều cao:
- Bé trai: 127cm đến 136cm
- Bé gái: 126cm đến 133cm
Về cân nặng:
- Bé trai: 24.5kg đến 28kg
- Bé gái: 23.5kg đến 28kg
Một số mẹo nhỏ giúp trẻ phát triển tâm lý toàn diện mà ba mẹ nên biết
Để góp phần cho sự phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần khi bé lên 9 tuổi, phụ huynh cần hiểu rõ các đặc điểm trong việc hình thành và phát triển tâm lý của trẻ.
1. Lựa chọn môi trường giáo dục phù hợp với trẻ
Môi trường giáo dục cũng ảnh hưởng rất nhiều đến cảm xúc của bé. Chẳng hạn nếu bé được học tập trong một môi trường giáo dục ưu tiên việc hình thành và phát triển sở thích, điều này sẽ góp phần giúp bé có thể vui vẻ khám phá những thứ mà mình hứng thú.
Từ đó giúp bé tự tin và thoải mái với việc thực hiện ước mơ của mình. Ngược lại, việc đặt kỳ vọng quá lớn về điểm số, thứ hạng mà bỏ quên sở thích và ước mơ của con trẻ sẽ vô tình gây áp lực lớn lên tinh thần cũng như tâm lý của trẻ.
2. Tạo điều kiện cho trẻ tham gia các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức xã hội
Đây là một trong những cột mốc tuổi tuyệt vời để cho bé khám phá và trải nghiệm. Vì vậy, ba mẹ nên tạo cơ hội và khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời, các câu lạc bộ hoặc các buổi từ thiện nhằm giúp đỡ hỗ trợ người khác.
Đây chính là cơ hội tuyệt vời giúp trẻ cảm thấy mình có ích khi có thể cống hiến một phần sức nhỏ để giúp ích cho xã hội. Và cũng là dịp để trẻ nhìn lại và biết ơn những gì mình đã có. Từ đó học được cách yêu thương và yêu quý những người xung quanh mình hơn.
3. Đồng hành cùng con trong mọi cung bậc cảm xúc
Ở độ tuổi này, các bé đã dần hình thành được những tính cách cá nhân của mình và có thể tự tạo giá trị riêng cho bản thân. Trẻ bắt đầu vào việc quan sát, học hỏi và thực hiện theo các hành vi và quan điểm từ gia đình, bạn bè và những người bạn xung quanh.
Bên cạnh đó, từ việc học hỏi và thực hiện hành vi theo nhiều người khác nhau, phụ huynh cần phải luôn luôn đồng hành và lắng nghe tâm sự của trẻ nhằm đưa ra những lời khuyên đúng đắn và kịp thời. Giúp trẻ có định hướng đúng đắn về hành vi ở của mình và phát triển tâm lý toàn diện nhất.
Với những thông tin mà trantrungdung.com đã cung cấp trên, mong rằng có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về tâm lý trẻ 9 tuổi. Từ đó, có những phương pháp phù hợp nhằm giáo dục cho trẻ hiệu quả và toàn diện nhất. Rất cảm ơn vì bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này.