Trẻ em thường hay biểu hiện sự giận dữ của chúng cho cha mẹ hoặc ở những nơi công cộng. Đôi khi, sự nóng nảy sẽ khiến trẻ biểu hiện các hành vi không tốt. Trẻ sẽ nằm lăn lộn xuống đất, khóc và hét lớn, dậm chân và ném đồ đạc. Thậm chí đánh cả cha mẹ. Vậy trong trường hợp như thế thì liệu rằng việc trách phạt hay đánh mắng con có thật sự tốt? Và nếu không làm như vậy thì còn cách nào khác hiệu quả hơn không? Đây chắc hẳn là câu hỏi mà phần lớn phụ huynh đều quan tâm đến. Vậy nên trantrungdung.com đã tổng hợp các cách dạy trẻ bớt nóng tính hiệu quả có thể giúp ích được cho các bậc phụ huynh.
Tại sao trẻ hay nóng tính?
Theo các nghiên cứu cho thấy việc trẻ nóng tính có thể do gen di truyền. Có những người mang gen với biểu hiện chức năng thấp thường có khả năng kiểm soát cảm xúc kém và dễ dẫn đến tính tình nóng nảy. Tuy nhiên, nguyên nhân này chỉ là một phần. Môi trường sống của trẻ cũng góp phần quan trọng hình thành nên tính cách của trẻ. Nếu trẻ di truyền tính nóng nảy từ người thân nhưng môi trường sống tốt thì sẽ giúp trẻ hình thành nên kỹ năng kiểm soát cảm xúc tốt hơn. Vậy nên biết cách dạy trẻ bớt nóng tính rất quan trọng.
Ngoài gen di truyền thi phần lớn khiến trẻ có tính cách nóng nảy hầu hết là do:
– Thiếu ngôn ngữ để diễn đạt cảm xúc mà trẻ mong muốn.
– Thường xuyên chứng kiến tranh cãi trong cuộc sống hàng ngày.
– Cách nói chuyện nóng nảy của cha mẹ khi giáo dục trẻ.
Cách dạy trẻ bớt nóng tính hiệu quả
Cách dạy trẻ bớt nóng tính rất đa dạng. Đặc điểm dễ nhận biết của trẻ có tính cách nóng nảy là trẻ dễ bị kích động và không kiểm soát được cảm xúc của mình. Vậy nên ngay khi thấy trẻ có những biểu hiện trên. Phụ huynh hãy thực hiện các cách dạy trẻ bớt nóng tính sau để kịp thời can thiệp và từ đó uốn nắn tính cách cho trẻ.
1. Tìm một nơi thích hợp mỗi khi trẻ cáu giận
Hãy chọn một nơi nào đó trong nhà. Tập cho trẻ thói quen mỗi khi cáu giận sẽ cho trẻ vào đó suy ngẫm về hành vi của mình và sẽ có thời gian cho trẻ bình tĩnh hơn. Và khi trẻ hết nóng nảy, trẻ có thể ra ngoài bình thường. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng không nên quá chú ý khi trẻ biểu hiện sự nóng nảy. Vì khi thấy mình được chú ý, trẻ sẽ thích thú với việc nổi cáu và sẽ làm vậy nhiều hơn.
2. Tìm việc khác để thu hút sự chú ý của trẻ
Khi phát hiện những dấu hiệu trẻ chuẩn bị nổi cáu, cha mẹ hãy cố thu hút trẻ bằng một việc hoặc một thứ gì đó. Bởi lẽ trẻ con hay có tính tò mò với mọi thứ xung quanh. Nên trẻ sẽ nhanh chóng quên đi việc đang làm chúng không hài lòng và chuyển sang việc khác ngay lập tức.
3. Kiên nhẫn giải thích cho trẻ
Cha mẹ hãy kiên nhẫn giải thích cho trẻ hiểu rằng mọi việc đều bình thường và không sao. Khi đó trẻ sẽ cảm thấy yên tâm và sẽ ổn định tinh thần hơn. Đồng thời, bạn cũng có thể lau mặt cho trẻ bằng một chiếc khăn mát. Hay mang cho trẻ một thức uống nào đó mà trẻ thích để giúp trẻ giảm bớt cơn tức giận của mình.
4. Đưa ra sự lựa chọn cho trẻ
Khi trẻ không muốn ăn, các bậc phụ huynh thường cố gắng ép trẻ ăn hoặc biểu hiện sự mặc kệ trẻ. Điều này không có tác dụng kiềm hãm sự nóng nảy của trẻ. Thay vì như thế thì bạn có thể đưa ra sự lựa cho trẻ trước khi ăn. Sự lựa chọn sẽ giúp làm dịu đi cơn nóng giận của trẻ.
5. Đưa ra những hình phạt nhẹ nếu trẻ vẫn không nghe lời
Nếu trẻ vẫn tiếp tục cáu giận, cha mẹ có thể phạt trẻ bằng cách không cho trẻ chơi món đồ trẻ thích trong khoảng thời gian nào đó. Hay không được đi chơi một vài hôm tùy vào mức độ cáu giận của trẻ. Đây cũng là cách giúp thay đổi tính khí nóng nảy hiệu quả cho trẻ.
Đối với trẻ có tính cách nóng nảy thì cha mẹ cần hết sức kiên nhẫn với trẻ mới có thể giúp trẻ tốt hơn. Hy vọng những thông tin về cách dạy trẻ bớt nóng tính mà trantrungdung.com đã chia sẻ ở trên có thể hữu ích cho bạn. Mong rằng các bậc phụ huynh có thể sớm tìm được các phương pháp và kỹ năng nuôi dạy trẻ hiệu quả .